Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

cọc khoan nhồi

                      
                          51T5 , Phường Tây Thạnh, Quận                                         Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

                                                                                                                   LH:  0 9 0 6 8 4 0 5 6 7 (Mr. Thắng)
                                                                                                                      thietkenha365@gmail.com
                                                                                                                     http://www.thietkenha365.vn.



Quy trình thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ:

khoan cọc nhồi cọc khoan nhồi

Để đảm bảo chất lượngcọc khoan nhồi ,trong quá trình thi công phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật các bước quy trình sau.

1. Công tác định vị tìm cọc:
    Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để triển khai, do đặc điểm hiện trường thi công cọc nhồi rất bùn lầy ( do phôi khoan và dung dịch sét ) rất rễ làm mất dấu định vị của các cọc hoặc do thiết bị khoan di chuyển làm lệch, phá dấu định vị. Do vậy cần thực hiện như sau
    Chọn hai trục trên bản vẽ vuông góctạo thành hệ tọa độ khống chế, 4 mốc được gửi lên chỗ không bị ảnh hưởng của quá trình thi công. Từ hệ trục này sẽ xác định vị trí tim cọc, lại đo kiểm tra mỗi tim cọc trước khi tiến hành khoan
- Sai số định vị tim cọc không vượt quá 5cm
- Hố khoan và tim cọc được định vị trong quá trình hạ ống chống. Tim cọc được xác định bằng hai mốc A và B vuông góc với nhau,đều cách tim cọc một khoảng cách bằng nhau. Trước khi tiến hành khoan tại vị trí mỗi tim  cọc phaỉ  kiểm tra lại lần nữa.
-Nếu muốn an toàn thì trước khi khoan phải có đại diện bên chủ đầu tư,hoặc giám sát đồng ý ký duyệt thì mới tiến hành khoan.

2. Hạ ống chống Casing:
Ống chống tạm thời không ngắn hơn 2m được dùng để bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu cọc ,tránh mọi hiện tượng sập lở đất bề mặt và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công, ống chống phải đặt thẳng đứng và được kiểm tra .
Quá trình khoan phải đảm bảo cần khoan nằm đúng vị trí tim ông casing,
3. Công tác khoan tạo lỗ, kiểm tra địa tầng, kiểm tra độ sâu
3.1 Khoan tạo lỗ .

khoan cọc nhồi.

      Trước khi khoan tạo lỗ phải kiểm tra độ thẳng đứng theo dây dọi( hoặc dựa vào mực thủy chuẩn) của tháp dẫn cần khoan để đảm bảo lỗ khoan không bị lệch nghiêng ..

khoan cọc nhồi.

      Kiểm tra độ xiên lệch trên hiện trường tiện lợi và nhanh nhất bằng cách xem việc lắp ráp các ống đổ bê tông xuống đáy hố ,khi lỗ khoan bị lệch nghiêng thì không thể đưa ống đổ xuống đáy hố được ,tự thân  ống bằng kim loại sẽ xuống theo dây dọi ,do trọng lượng bản thân ống gây ra .
     Trong quá trình khoan tạo lỗ ,dung dịch khoan sẽ đi tuần hoàn từ đáy giếng khoan rồi trồi lên hố nắng và mang theo một phần mùn khoan nhỏ lên cung . Nếu trong  quá trình khoan gặp địa tầng thấm lớn ,dung dịch khoan sẽ bị thấm nhanh , phải nhanh chóng điều chỉnh tỷ lệ trọng của dung dịch .
      Trong quá trình khoan gặp địa tầng khác nhau cần điều chỉnh tỷ trọng dung dịch sét hoặc sử dụng bentonite nhằm đảm bảo khả năng giữ thành của dung dịch - Dung dịch sét được bơm xuống ở đầu mũi khoan tạo ra áp lực cân bằng dưới mũi khoan ,các phôi khoan được lưu giữ trên mũi khoan góp phần giữ ổn định vách hố khoan . Trong mọi trường hợp khi ngừng thi công do thời tiết hoặc nghỉ qua đêm cần kiểm tra chắc chắn hố khoan luôn đầy dung dịch và không bị thấm tiêu hao trong thời gian ngừng thi công khoan cọc nhồi
       Ngoài nhiệm vụ vận chuyển mùn khoan lên hố lắng, dung dịch còn có nhiệm vụ giữ cân bằng thủy  tĩnh nhằm ổn định thành hố khoan tránh sạt nở .
3.2 Công tác kiểm tra địa tầng :

khoan cọc nhồi

      Trước tiên kỹ thuật viên thi công hoặc kỹ sư giám sát phải đọc kỹ hồ sơ khoan khảo sát địa chất đẻ nắm rõ địa tầng mô tả khi thi công . Kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm để nhận biết các địa tầng thực tế có thể sai lệch nhiều hoặc gần đúng như cột địa tầng mô tả trong hồ sơ khảo sát ban đầu . Điều nay phải dựa vào tốc độ khoan, màu sắc dung dịch, thành phần mùn khoan, mức độ dung lắc của máy khoan, kết quả địa tầng của từng cọc được ghi rõ trong hồ sơ lý lịch cọc.
      Trong trường hợp địa tầng mô tả ở lý lịch cọc quá sai biệt với hồ sơ khảo sát ban đầu, giám sát thi công phải báo cáo cho bên tư vấn thiết kế biết để có những quyết định cần thiết.
 Quá trình khoan phải thường xuyên theo dõi địa chất để xem có nên cho khoan tiếp hay dừng
3.3 Kiểm tra độ sâu của hố khoankhoan cọc nhồi
Dùng thước dây có quả dọi thả xuống hố khoan sau khi vệ sinh hố khoan xong hoặc đo chiều dài củ a từng cần khoan (hoặc ống đổ bê tông) để xác định .
4 . Công tác lấy phôi khoan:
Ta dùng mũi khoan có nắp (mũi khoan lape) thả xuống tận đáy hố để kéo đất lên.
5. Công tác cốt thép và thả ống đổ
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để kiểm tra cốt thép. Đường kính của cột thép, loại thép, đường kính của đai thép, thép dọc đều được kiểm tra bởi giám sát của hai bên trước khi đua vào hố khoan.
Chiều dài phần sắt nối chồng giữa các cốt thép > 30d trong trường hợp nối buộc và 10d trong trường hợp hàn (với d là đường kính cốt thép dọc).khoan cọc nhồi
Kiểm tra con kê bảo vệ và định vị lồng thép đúng vị trí thiết kế .
Ống đổ phải được làm sạch bùn đất ,dầu mỡ trước khi hạ xuống vị trí đổ .
Lớp bảo vệ bê tông thường được quy định như sau :
Cọc D300 lớp bảo vệ từ 3cm đến 5cm..
Cọc D400, D500, D600, D800 lớp bảo vệ từ 5cm đến 9cm.
Sau khi hạ lồng sắt tiến hành lắp các ống đổ bê tông, cần làm sạch bùn đất, vữa bê tông còn dính trên vách, trong vách ngoài của ống sau khi đổ bê tông, trong lúc bảo quản hoặc di chuyển. 
6. Công tác thổi rửa đáy hố khoan;khoan cọc nhồi
    Đây là công tác rất quan trọng trong quá trình thi công cọc khoan nhồi. Sau khi vét phôi khoan bằng mũi lúp pe vẫn còn một lượng mùn khoan lắng đọng trở lại đáy hố hoặc những phôi khoan có kích thước lớn  rơi trở lại hố khoan mà trong quá trình vét không đưa được lên khỏi hố khoan. Vì vậy sau khi hạ lồng thép và ống đổ bê tông cần vệ sinh đáy hố khoan.
Sau khi khoan bắt buộc phải thổi rửa để đảm bảo hố khoan sạch mùn khoan
6.1 Phương pháp dung khí nén ( thổi rửa tuần hoàn nghịch )
     Dùng ống PVC chuyên dụng có đường kính long trong từ 10 đến 20mm đưa vào trong lòng ống đổ bê tong và đầu ống cách đáy khoảng 1-1,5m .Dùng khí áp xuất từ 4-5kg /cm, bơm vào ống dung dịch khoan trong lòng ống đổ được hòa lẫn với khí nên giảm tỷ trọng và do chênh áp sẽ phụt ra ngoài theo miệng ống đổ, tạo thành dòng dung dịch chảy ngược mạnh từ dưới đáy hố lên miệng và đổ ra ngoài ,cuốn theo các cặn lắng và mùn còn sót lại dưới đáy hố khoan. Trong quá trình thổi rửa khí, dung dịch khoan được bơm liên tục vào miệng hố khoan để đảm bảo mực dung dịch trong lỗ khoan luôn luôn đầy.
6.2 Phương pháp bơm ép ngược (thổi rửa tuần hoàn thuận )
      Đối với những địa tầng có tính bở rời ,dễ bị sạt lở như địa tầng cát, bùn lỏng,...ta phải dùng bơm ép ngược trong quá trình vệ sinh hố khoan .
      Dùng máy Diesel bơm ép dung dịch vào trong ống đổ ,luồng dung dịch này sẽ tuần hoàn trong ống đổ xuống tới đáy và thoát ra ở miệng dưới của ống đổ và tuần hoàn lên trên trong vành xuyến giữa ống đổ và thành lỗ khoan và trào  ra ngoài về hố dung dịch .Trong quá trình tuần hoàn này dung dịch sẽ mang theo các vật liệu bở, rời lên khỏi hố khoan.
Trong khi đang ép ngược ta phải kê máng máy và chuẩn bị dụng cụ đổ bê tông cho đầy đủ. Khi dừng ép ngược thì phải đổ bê tông ngay, tránh tình trạng vật liệu bở rời lắng đọng.khoan cọc nhồi
7. Công tác đổ bê tông :.

khoan cọc nhồicọc khoan nhồicọc khoan nhồicọc khoan nhồi

Mác bê tông theo bản vẽ thiết kế ,thông thường sử dụng M250 đến M300. Bê tông được trộn  bằng máy trộn nhỏ hoặc bê tông thương phẩm độ sụt 18+ -2 .

cọc khoan nhồi

Kiểm tra các dụng cụ đo cấp phối, xác định tỷ lệ trộn.

cọc khoan nhồi

Kiểm tra độ sụt của mấy mẻ bê tông đầu tiên.
Đá cấp phối 1x2 phải đúng tiêu chuẩn, không lẫn tạp chất và các loại đá khác .
Cát vàng bảo đảm đúng chất lượng dùng cho bê tông, đảm bảo độ sạch không lẫn tạp chất
Sử dụng phụ gia siêu hóa dẻo SlKAR4, VinKems hoặc loại tương đương nhằm đạt độ sụt yêu cầu và tăng cường độ bê tông
Lấy mẫu thử để kiểm tra mác bê tông khi cần thiết.
8. Quy trình đổ bê tông
    Bê tông được đổ ngay sau khi kết thúc công tác vệ sinh hố khoan trong khoảng thời gian không quá 10 phút đối với phương pháp thổi nghịch. Thời gian đổ bê tông một cọc không quá 5 giờ để đảm bảo độ liên tục và chất lượng bê tông trong cọc. Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra van trượt (thường bằng bọt xốp ) được đặt vào miệng ống đổ ,bảo đảm cho mẻ bê tông đầu tiên liên tục cho xuống tới đáy để choán chỗ trong đáy hố khoan (chỉ ngừng thổi và đổ bê tông khi trong máng chộn đã có khối lượng vữa bê tông đầu tiên > dung tích ống đổ và dung tích của 0,8 cọc).             
9. Quy trình tháo ống đổ bê tông
    Kỹ thuật viên và giám sát có thể theo dõi cao độ của mức bê tông dâng trông hố khoan thông qua việc tính khối lượng bê tông từng mẻ chộn và theo đường kính danh định của cọc (trên thực tế đường kính cọc sẽ lớn hơn từ 10% đến 20% tùy theo địa tầng khoan ). Khi nâng ống đổ lên để nhồi bê tông, phải đảm bảo ống đổ luôn được ngập không nhỏ hơn 1,5m trong bê tông .
    Khi bê tông dang lên miệng hố khoan, lớp bê tông trên cùng thường bị nhiễm bẩn do dung dịch sét sâm nhập trong quá trình vữa dâng. Nên cần để toàn bộ lượng bê tông bị nhiễm bẩn  này trào ra ngoài miệng hố (khoảng 1,0m) và bỏ đi cho tới khi bằng mắt thường xác định được lớp bê tông kế tiếp đạt yêu cầu thì ngừng đổ bê tông .khoan cọc nhồi
     Sau khi kết thúc đổ bê tông 10 15 phút mới  tiến hành rút ống casing lên,để đảm bảo an toàn đầu cọc
10. Kiểm tra chất lượng cọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét